Kim loại đúc Đúc khuôn

Các hợp kim đúc thường dùng là: kẽm, nhôm, magie, đồng, chì, thiếc và có thể cả sắt dù không phổ biến.[7] Hợp kim đúc khuôn cụ thể như: nhôm kẽm; nhôm theo tiêu chuẩn Hiệp hội nhôm (The Aluminum Association - AA): AA 380, AA 384, AA 386, AA 390 và AZ91D magie.[8] Dưới đây là khái quát ưu điểm từng hợp kim:[4]

  • Kẽm: kim loại dễ đúc nhất; độ dẻo cao; sức bền cao; dễ mạ; kinh tế với các chi tiết nhỏ; gia tăng tuổi thọ khuôn.
  • Nhôm: nhẹ; hình dạng ổn định cao đối với hình thù phức tạp và thành mỏng; chịu ăn mòn tốt; cơ tính bền; dẫn nhiệt và điện cao; độ bền ít thay đổi ở nhiệt độ cao.
  • Magie: kim loại dễ gia công nhất; tỷ lệ độ bền khối tốt; hợp kim nhẹ nhất phổ biến cho đúc khuôn.
  • Đồng: độ cứng cao; chống ăn mòn cao; cơ tính cao nhất trong các hợp kim đúc; chống mài mòn tốt; hình dạng ổn định; độ bền tương đương thép.
  • Silicon tombac: hợp kim có độ bền cao gồm đồng, kẽm và silicon. Thường được dùng thay thế cho chi tiết thép đúc tiết kiệm.
  • Chìthiếc: tỷ trọng cao; độ chính xác kích thước rất cao; dùng cho các dạng chống ăn mòn đặc biệt. Những hợp kim này không được dùng cho dịch vụ thực phẩm vì lý do sức khỏe cộng đồng. Kim loại đúc chữ là hợp kim chì, thiếc và antimon (đôi khi lẫn đồng) được dùng để đúc các chữ trong kỹ thuật in dập chữ và ép lá kim nóng. Đúc thủ công truyền thống đã nhanh chóng chuyển hóa thành đúc khuôn sau khi được công nghiệp hóa. Khoảng năm 1900, máy in kim loại nóng xuất hiện trên thị trường và được tự động hóa thêm, đôi khi có hàng tá máy đúc tại một tòa soạn báo.

Tính đến năm 2008[cập nhật], giới hạn khối lượng cực đại cho đúc nhôm, đồng thau, magie và kẽm ước tính tương ứng khoảng 70 pound (32 kg), 10 lb (4,5 kg), 44 lb (20 kg) và 75 lb (34 kg).[9] Trong năm 2020, máy Giga Press với khả năng đúc trên 100 kilôgam (220 lb) được dùng để sản xuất chi tiết nguyên khối cho mẫu xe điện Tesla Model Y.[10][11]

Vật liệu dùng xác định độ dày mặt cắt tối thiểu và góc trống trong khuôn tối thiểu cần thiết cho quá trình đúc được trình bày trong bảng dưới đây. Phần dày nhất nên nhỏ hơn 13 mm (0,5 in) nhưng có thể lớn hơn.[12]

Kim loạiMặt cắt tối thiểuGóc trống tối thiểu
Hợp kim nhôm0,89 mm (0,035 in)1:100 (0,6°)
Đồng thau và đồng1,27 mm (0,050 in)1:80 (0,7°)
Hợp kim magie1,27 mm (0,050 in)1:100 (0,6°)
Hợp kim kẽm0,63 mm (0,025 in)1:200 (0,3°)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đúc khuôn http://www.amafond.com/in/news.php?id_news=123 http://www.ducluyenkim.com http://www.efunda.com/processes/metal_processing/d... http://www.gwp-ag.com/media/www.gwp-ag.com/org/med... http://www.osti.gov/bridge/servlets/purl/822409-gP... http://www.diecasting.org/faq/alloy_prop.htm http://www.fastener-world.com.tw/en/article_detail... https://www.foundrymag.com/melt-pour/article/21152... https://books.google.com/?id=Nz2wXvmkAF0C https://books.google.com/books?id=0wFMfJg57YMC